Trang chủ Diễn đàn

Diễn đàn

Chuyển giao công nghệ: "phiên chợ" và "khóa học"

Chuyển giao công nghệ:

Mua bán công nghệ sôi nổi… nhưng hấp thu công nghệ còn khá thấp

Giữa năm 2016, để trình Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ, số liệu báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ ra rằng từ năm 2008 đến năm 2016, hoạt động trao đổi mua bán công nghệ cũng được thực hiện tại các Chợ công nghệ và thiết bị, Hội chợ sản phẩm và công nghệ mới thuộc nhiều ngành nghề như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, thiết bị xây dựng,… Các chợ công nghệ thiết bị đã huy động được 5.908 đơn vị tham gia giới thiệu và chào bán 24.802 công nghệ. Tại các chợ này đã ký biên bản ghi nhớ và hợp đồng mua bán công nghệ với tổng giá trị giao dịch trên 8.306 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp mới đạt mức 10%/năm. Còn tại Hội thảo "Đổi mới công nghệ - vài trò của doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ và cơ quan quản lý" tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội chỉ ra rằng mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu phát triển. Tỷ trọng đầu tư cho KHCN của doanh nghiệp chỉ khoảng 1% GDP và chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Đa phần doanh nghiệp đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu phát sinh trong quá trình kinh doanh, không có kế hoạch dài hạn.

Tác giả bài viết (trái) và Ths.TrầnVănTrà, chủ nhiệm công trình, bên cạnh một góc dây chuyền tự động sản xuất và đóng gói sữa gao của Tập đoàn Hương Sen,Thái Bình.

Theo nhận định của Bộ khoa học và công nghệ, một điều đặc biệt quan trọng là thực trạng năng lực công nghệ công nghệ của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém. Mặc dù xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 12 bậc, đứng thứ 56 trên 140 quốc gia xếp hạng, nhưng mức độ hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp chỉ đứng thứ 121/140 và khả năng tiếp thu công nghệ mới chỉ đứng thứ 112/140. Do dó có thể thấy, thông qua các dự án FDI cũng đã du nhập được nhiều kỹ thuật mới từ nước ngoài, nhưng kỳ vọng chuyển giao công nghệ không phải ở lĩnh vực nào cũng đạt được. Không ít những dây chuyền sản xuất nhập ngoại đã không được khai thác hết khả năng của chúng, thậm chí khi gặp phải trục trặc kỹ thuật to nhỏ gì cũng phải bỏ ra số tiền lớn mời chuyên gia từ chính hãng bay sang để hướng dẫn sửa chữa hoặc vận hành tiếp tục.

Trong các văn bản về chuyển giao công nghệ (CGCN) đề cập nhiều đến các điều khoản về khía cạnh mua bán, thương mại hóa trong CGCN, nhưng có lẽ còn thiếu những điều khoản về các quy định, các giải pháp nhằm tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ và tiếp thu công nghệ mới cho doanh nghiệp. Thường rất khó khăn khi định giá phần liên quan đến các bí quyết và bản chất công nghệ đi kèm với hệ thống thiết bị đem bán, đôi khi bên bán cố ý không chuyển giao hết để ràng buộc bên mua còn phải phụ thuộc lâu dài! Vì vậy, để nhanh chóng làm chủ được hệ thống thiết bị công nghệ đã chuyển giao, cập nhật đổi mới sáng tạo cải tiến cho phù hợp với sụ thay đổi liên tục của thị trường, chúng ta cần phải chủ động trong tổ chức nghiên cứu tiếp thu công nghệ trên cơ sở hệ thống thiết bị mua được.

Những bài học từ thực tiễn

Một đặc điểm CGCN ở giai đoan mới trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cần phải khai thác triệt để ý tưởng “có cạnh tranh mới phát triển”. Cạnh tranh là phải làm sao có sản phẩm vượt lên trên đối tác. Điều đó không phải là d, nhưng nếu không vượt được cũng phải “làm khác đi”, ít ra là phải thay đổi để có cái mà trao đổi. Vì thế không nên chỉ dập khuôn theo các mẫu có sẵn, mà tìm cách cải tiến, thay đổi linh hoạt để cố gắng vươn lên.

Theo tổ chức UNIDO của Liên hiệp quốc, ở Trung Quốc mức khai thác các dây chuyền nhập ngoại từ các nước phương Tây có thể lên đến 120%, trong lúc ở một số nước châu Phi mức này chỉ khoảng 80%. Theo ý kiến phân tích của chuyên gia người Đức về cách đầu tư cho công nghiệp ô tô của Trung Quốc, là nếu liên doanh sản xuất thì họ yêu cầu đối tác phải đưa trước bản thiết kế và sẵn sàng cấp thêm cho diện tích khu đất để xây dựng phòng thí nghiệm để cùng nghiên cứu. Đó là bài học tốt về sự chú trọng đến nghiên cứu đổi mới, sáng tạo để cạnh tranh. Bài học chưa thành công trong việc đầu tư cho công nghiệp ô tô ở ta là do chỉ tập trung vào lắp ráp một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn, không chú ý nhiều đến công nghiệp phụ trợ kèm theo, không biết phát huy nội lực, nên hoàn toàn lệ thuộc.

Từ những năm trước đây, theo ý kiến của đoàn chuyên gia chiến lược khoa học quốc tế IDRC do Chính phủ Việt Nam mời đến đã nhận xét về chính sách khoa học công nghệ và đổi mới của Việt Nam, trong đó có vấn đề “khẩn cấp” là chưa chú ý nâng cao khả năng làm chủ việc áp dụng các công nghệ . Đoàn chuyên gia còn nhắc tới câu người ta thường nói: “Phần thưởng sẽ đến với những quốc gia nào biết tổ chức học hỏi và hành động trên cơ sở những gì học được”. Những lời nhắc nhở ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Từ thực tế cuộc sống đã rút ra bài học: “Đổi mới sáng tạo là chìa khóa cho cạnh tranh thành công và đầu tư cho khoa học là cơ sở cho đổi mới sáng tạo”. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta cũng đã chỉ ra là: “Áp dụng khoa học công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam”. Phấn đấu hiện thực mục tiêu đó chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc tiếp cận các thành tựu mới của khoa học công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong xu thế nền kinh tế toàn cầu hóa.

Các yêu cầu trong CGCN ngày càng nâng cao lên. nhiều nơi trong nước việc đầu tư khoa học công nghệ còn rất hạn chế, hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học cũng chỉ mới nhằm góp phần giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật trước mắt. Giải quyết được các vấn đề kỹ thuật là rất cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt với sự cố gắng đạt được một chuẩn mực nào đó, nhưng thường là theo mẫu có sẵn. Nhưng ngày nay như thế là chưa đủ vì chưa thể có sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cạnh tranh, chưa thể đem đến một sự biến đổi lớn nào về trình độ sản xuất và vì thế khoa học và công nghệ chưa thể làm “động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước”, như yêu cầu đã nêu trong các nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

Học hỏi trên những công nghệ thiết bị đã mua sắm được

Khi có được những hệ thống thiết bị nhập ngoại từ các nước công nghiệp phát triển, chính sách của Nhà nước nên có chế độ khuyến khích các doanh nghiệp, chủ sở hữu chúng, lập ra các nhóm cán bộ nghiên cứu bao gồm cả các cán bộ khoa học từ các viện, các trường cùng hợp tác nghiên cứu và cùng hưởng lợi từ kết quả phần làm ra do nghiên cứu khai thác duy trì, cải tiến chúng. Một trong những bí quyết thành công của Trung Quốc là họ quyết chí học tập, nghiên cứu trên cơ sở những hệ thống thiết bị đã mua sắm được từ nước ngoài để cải tiến và đã từng cạnh tranh thắng lợi.

Đối với các nhóm ngành liên quan, thường dùng chung một số loại thiết bị nên có chế tài khuyến khích cho nhập về đặt ở một nơi, rồi nghiên cứu phân tích mổ xẻ để nhân bản ra, với các bộ phận, linh kiện cao cấp, thậm chí dùng các linh kiện cao cấp hơn có thể nhập ngoại riêng lẻ. Cách làm này hoàn toàn không vi phạm bản quyền, mà có thể tạo ra sản phẩm rẻ tiền hơn, phù hợp hơn và có khả năng cạnh tranh hơn.Theo kinh nghiệm của một viện nghiên cứu ở Nhật Bản khi làm việc này, họ thường kết hợp nghiên cứu cải tiến bằng cách thay thế một số bộ phận và đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra của hệ thống theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm tiên tiến. Thực tế ở Tập đoàn Hương Sen, Thái Bình, cũng đã từng nghiên cứu các dây chuyền nhập ngoại, phân tách thành các module hợp thành, cải tiến đổi mới một vài module trong đó, trang bị các cơ cấu cảm biến và điều khiển loại hiện đại hơn, nên đã tạo ra thành công một số loại dây chuyền tự động đóng gói với giá thành giảm đi ¾ so với giá nhập ngoại, để sản xuất nhiều loại hàng chế biên nông sản, nhằm cung cấp cho các cơ sở sản xuất của Tập đoàn và cho cả một số cơ sở chế biến nông sản đa dạng trong địa phương, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Xây dựng các trung tâm “đào tạo liên tục”

Giải pháp có hiệu quả nhất là nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ mới của những cán bộ trực tiếp vận hành khai thác hệ thống thiết bị bằng nhiều cách, trong đó có thể học tập kinh nghiệm tổ chức các khóa “đào tạo liên tục” (continuing education), như thường triển khai nhiều nước trên thế giới. Đó là hình thức đào tạo định kỳ thường xuyên nhằm cập nhật những kiến thức và kỹ năng hiện đại, phù hợp và thiết thực, đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt, đồng thời tính tới sự phát triển trong tương lai gần. Ở các cụm công nghiệp ở nhiều nước đều có các trung tâm đào tạo liên tục như thế.

Tại các khóa học ở các trung tâm này các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của các viện, trường phải nhanh chóng tiếp cận được và phải làm chủ công nghệ mới nhất đang có hoặc sắp có ở sản xuất để truyền đạt lại. Những người từ các cơ sở sản xuất định kỳ đến với họ nhằm nắm bắt được những kỹ thuật mới để có thể đáp ứng những đòi hỏi của sản xuất không ngừng đặt ra. Có thế mới đủ khả năng đảm đương những công việc của dây chuyền sản xuất hiện đại và tương ứng với tiêu chuẩn xét thưởng mức lương mới. Người ta xem những khóa học đào tạo liên tục là những bậc thang trên con đường đổi mới công nghệ, là những nấc phát triển năng lực nội sinh của công nghiệp.

Các trung tâm đào tạo liên tục này cũng là các cầu nối gắn liền cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, gắn liền các nhà khoa học với thực tiễn công nghiệp. Vì vậy ở ta cũng nên chuyển nội dung hoạt động của các “Trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ” theo quy định thành “Trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ” theo hình thức “đào tạo liên tục”, tức là chuyển các hoạt động chính là dịch vụ mua bán công nghệ sang các hoạt động chủ yếu là tổ chức các khóa học để góp phần nắm vững bản chất các công nghệ được chuyển giao và từng bước nghiên cứu cải tiến, đổi mới, phát triển chúng.

Thay lời kết

Khi chuyển sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có nhiều bước phát triển đột phá trong công nghệ hiện đại và với xu thế toàn cầu hóa, đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Ngày nay sự phát triển nền kinh tế xã hội của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp thu những tiến bộ và sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Lực lượng khoa học phải có vai trò quan trọng trong sự nghiệp biến những khả năng đó thành của cải vật chất để có thể đương đầu được với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường toàn cầu.Hơn bao giờ hết lại càng phải nhận thức rằng CGCN không chỉ là các “phiên chợ” mà phải bao gồm những “khóa học”, không phải chỉ là mua cái dây chuyền này, sắm cái thiết bị kia mà phải làm sao tạo cơ chế để có điều kiện học được bản chất của công nghệ đó, nhất là cho những người trực tiếp vận hành khai thác hệ thống các thiết bị, có cơ sở khoa học cho sự sáng tạo đổi mới để cạnh tranh.

Theo tác giả Nguyễn Thiện Phúc, Tạp chí Tự động hóa ngày nay số tháng 1+2/2018

 

Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp khởi nghiệp: Làm gì để không phải "giải nguy"

Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp khởi nghiệp: Làm gì để không phải Nói đến khởi nghiệp, chúng ta thường nói nhiều đến ý tưởng khởi nghiệp và cách thức kêu gọi đầu tư, thương mại hóa sản phẩm....

Thị trường lao động Việt Nam dưới tác động của CMCN 4.0

Thị trường lao động Việt Nam dưới tác động của CMCN 4.0Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến cơ cấu thị trường lao động tại Việt Nam. C...

Hiểu đúng và chọn bước đi phù hợp trong “cơn bão” cách mạng công nghiệp 4.0

Hiểu đúng và chọn bước đi phù hợp trong “cơn bão” cách mạng công nghiệp 4.0 Lời Tòa soạn  Khái niệm Industrie 4.0 hay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) lần đầu tiên đề cập trong bản K...

Có nên làm sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp 4.0 theo phong trào?

Có nên làm sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp 4.0 theo phong trào?Là một người nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ tự động hóa, có sản phẩm tự động hóa “Made in Vietnam” mang ra thị trường th...

ICT trong xây dựng đô thị thông minh

ICT trong xây dựng đô thị thông minhNgày 18/5/2017, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ ngành Thông tin và Truyền thông (TT...

Sớm chuẩn bị chính sách và sẵn sàng phổ tần số cho 5G

Sớm chuẩn bị chính sách và sẵn sàng phổ tần số cho 5GĐây là đề nghị được đưa ra từ các chuyên gia công nghệ tại Hội thảo quốc tế về Quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộn...

Định hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao

Định hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao Ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành công nghiệp quan trọng được Chính phủ hết sức quan tâm, thúc đẩy phát triển ...

VCCA 2017: Điều khiển và Tự động hóa hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

VCCA 2017: Điều khiển và Tự động hóa hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Hội nghị - Triển lãm quốc tế lần thứ 4 về Điều khiển và Tự động hóa dự kiến sẽ diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 2 t...

Bộ môn Tự động hóa công nghiệp: Bước tiếp chặng đường 55 năm trong thời cơ và thách thức mới

Bộ môn Tự động hóa công nghiệp: Bước tiếp chặng đường 55 năm trong thời cơ và thách thức mới  Bộ môn Tự động hóa công nghiệp ra đời cách đây 55 năm trong thời kỳ miền Bắc đang bước vào quá trình xây dựng Xã hội chủ ngh...

Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN

Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CNMục tiêu của chiến lược phát triển Kh&cn giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra là đến năm 2020 hình thành được 5.000 doanh nghiệp Kh&cn và 60 cơ ...

“Bà lão” đam mê nghiên cứu khoa học

“Bà lão” đam mê nghiên cứu khoa học Sinh năm 1945 tại sài Gòn, ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, GS.TS. NGND. Ngô Kiều Nhi, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu cơ học ứng dụng -...

Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tưVới mục tiêu tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy quá trình tiềm lực phát triển khoa học công nghệ, thu hút và tạo đi...

Mục tiêu của trường nghề phải hướng đến phát triển trí tuệ thông qua kỹ năng

Mục tiêu của trường nghề phải hướng đến phát triển trí tuệ thông qua kỹ năngDư luận trái chiều về quản lý trường nghề Sau khi có Quyết định của Chính phủ (8/2016) chuyển các trường Trung cấp, Cao đẳng chuyê...

Nhiều bất cập trong vấn đề nhân lực khoa học và công nghệ

Nhiều bất cập trong vấn đề nhân lực khoa học và công nghệĐể tuyển được lao động có trình độ, đáp ứng những yêu cầu công việc cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công ...

Tấm bằng đại học sẽ không đủ để tồn tại trong nền cách mạng công nghiệp 4.0

Tấm bằng đại học sẽ không đủ để tồn tại trong nền cách mạng công nghiệp 4.0Trong Hội thảo về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục diễn ra ngày 21 tháng 10 tại Hà Nội, các chuyên gia giáo dục trong và ngoài...

Gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp: Lợi ích và trách nhiệm

Gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp: Lợi ích và trách nhiệmĐảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượn...
Trang 1 trong tổng số 11

Hỗ trợ online

Hỗ trợ Web
Mr Phương: 0988906030

Nhà tài trợ

vaa logo

CorporateLogo Colo CFBr

Liên kết & Quảng cáo

 
 

 

 
 




 


 



Sửa biến tần

Tìm kiếm

Quảng cáo&Liên kết