Duyên nợ với điện gió của người viết bài này bắt đầu từ một dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ thực hiện tại Áo năm 1996 sử dụng máy phát không đồng bộ ngưồn kép (Doubly-fed Induction Generator, DFIG) với công suất 620kVA. Khi ấy, tác giả nhận nhiệm vụ phát triển phương pháp điều khiển, mô phỏng kiểm chứng và hướng dẫn cài đặt, tất cả được thực hiện trực tiếp ngay trên thiết bị thực tại xưởng thí nghiệm. Từ lúc bắt đầu cho đến khi thử nghiệm dài hạn thành công, quá trình chỉ kéo dài ba tháng. Các kết quả nghiên cứu - phát triển (mang tính tiên phong ở thời điểm đó) là nội dung của công bố KH đầu tiên của tác giả về điều khiển DFIG năm 1997 tại NXB Springer.
Về nước năm 1999, nhân duyên đó được tiếp tục hòa cùng khao khát “PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH - NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO” của các nhà KH Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường, Năng lượng, Điều khiển - Tự động hóa,… luôn mong ước và mơ về một đất nước xanh - sạch đẹp nhưng vẫn đủ năng lượng để cung cấp cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trong gần 20 năm, cục diện đã thay đổi kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ lần đầu ban hành “Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam” số 37/2011/QĐ-TTg vào cuối tháng 6/2011 và tiếp theo là nhiều chính sách nhằm khích lệ phát triển ngành năng lượng quan trọng này. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều dự án điện gió, trước hết là ở các tỉnh phía Nam của đất nước.
Vậy điều gì đã khiến tác giả băn khoăn và dẫn tới bài viết này? Trong bài phỏng vấn của “Năng lượng mới”, tạp chí của Hội Dầu khí Việt Nam, số 6, ngày 12/5/2020 [1], khi trả lời câu hỏi về “… những thách thức lớn nhất để phát triển điện gió ở Việt Nam …” tác giả đã nêu ba thách thức: Thứ nhất là con người, thứ hai là môi trường và thứ ba là tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo chủ quan của người viết, đây là ba thách thức chưa được đối diện đầy đủ (gần như bị lãng quên) ở Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ chuyển thành họa, đe dọa sự phát triển bền vững của điện gió nước ta. Làm rõ ba thách thức ấy chính là động cơ của bài viết này. Tuy nhiên, trước khi đi sâu phân tích chúng ta hãy điểm lại những nét chính về lợi thế tiềm năng.
Bài gốc tại đây: https://vnautomate.net/khai-thac-dien-gio-tai-viet-nam-ba-su-lang-quen-va-nguy-co-tiem-an.html
- 27/12/2020 15:45 - Khi 5G trở thành mục tiêu của tội phạm mạng
- 21/09/2020 16:21 - Các giải pháp số của Siemens hỗ trợ ngành công nghiệp đối phó với đại dịch COVID-19
- 24/08/2020 14:57 - Đại dịch thúc đẩy nhu cầu toàn cầu về Cobot trong ngành y tế
- 20/08/2020 14:37 - Các loại máy, hệ thống và kỹ thuật chẩn đoán thiết bị bằng phân tích rung, đáp ứng xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0
- 20/08/2020 10:24 - Thiết bị y tế “Make in Vietnam” và sự ra đời của Máy XQ kỹ thuật số
- 17/08/2020 14:20 - Công nghệ Bảo mật Endpoint nâng cao của Fortinet ngăn chặn 100% mã độc
- 27/07/2020 14:32 - MK-220HG: Máy chẩn đoán độ rung đáp ứng xu hướng tự động hóa công tác hỗ trợ bảo trì thông minh trong CMCN 4.0
- 24/07/2020 06:36 - Khai thác những tiềm năng của 5G nhờ giải pháp Secure SD-WAN
- 15/07/2020 22:50 - Cơ hội và thách thức nào cho chuyển đổi số sau Covid-19
- 19/06/2020 16:13 - Tetra Pak cam kết không phát thải khí nhà kính