Các bác sĩ của bệnh viện đại học Leuven cùng với các chuyên gia công nghệ robot của Trường Đại học KU Leuven của Bỉ đã đề xuất một phương pháp mới để giải quyết căn bệnh này, được gọi tắt là RVC. Nội dung chính của RVC là sử dụng một cây kim siêu nhỏ luồn vào tĩnh mạch võng mạc để tiêm thuốc tan máu vào khối huyết gây tắc tĩnh mạch. Đây là một phương pháp mang tính cách mạng, hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội được chữa lành tận gốc với người bệnh.
Khó khăn chính của việc thiết kế robot tiêm tĩnh mạch là tĩnh mạch giác mạc thường rất bé, độ lớn chỉ vào khoảng 100μm và phải giữ cây kim cố định trong khoảng 10 phút để tiêm thuốc. Chỉ cần 1 sự rung động nhỏ cũng có thể làm vỡ tĩnh mạch hoặc hỏng giác mạc. Chính vì các khó khăn này mà các bác sĩ phẫu thuật hàng đầu thế giới cũng phải cân nhắc rất nhiều trước khi trực tiếp thực hiện phẫu thuật.
Để khắc phục những hạn chế trên, các kỹ sư của Khoa Cơ Khí thuộc Trường Đại học KU Leuven đã chế tạo một con robot có khả năng thực hiện công việc này một cách chính xác và ổn định. Nhờ khả năng giữ cố định tuyệt vời của kim tiêm (đường kính 30 μm) có thể luồn vào tĩnh mạch một cách an toàn mà không làm vỡ tĩnh mạch.
Sau 7 năm nghiên cứu và chế tạo, robot này đã được thử nghiệm lần đầu vào ngày 12/01/2017 trên các bệnh nhân của bệnh viện đại học Leuven. Những ca phẫu thuật đầu tiên này đã thành công và các bệnh nhân có thể thực hiện các thao tác phục hồi mắt ngay sau đó.
Giáo sư Peter Stalmans - bác sĩ phẫu thuật mắt của bệnh viện Đại học Leuven chia sẻ: Chi phí để điều trị tắc nghẽn tĩnh mạch thường rất cao, với một bên mắt đã vào khoảng 32000€. Bên cạnh việc chi phí rất cao, số lượng người bệnh cũng còn rất hạn chế do lo ngại về các tác hại có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, con robot này không chỉ đem đến cơ hội phẫu thuật mắt với chi phí rẻ hơn mà còn cho phép bác sĩ chữa trị tận gốc căn bệnh để mang lại ánh sáng cho người bệnh.
Họ cũng sẽ tiếp tục phát triển nó để tăng khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp khác trong quá trình phẫu thuật nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng phẫu thuật mắt”.
Được biết nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch thương mại hóa sản phẩm để sớm đưa robot ra thị trường thế giới.
HOÀI ANH (Tổng hợp)
Theo Tạp chí Tự động hoá ngày nay số 193 (tháng 3/2017)
- 20/06/2017 09:15 - FIRST Global và hành trình làm robot dự thi Olympic Robot
- 19/06/2017 12:40 - Trò chuyện với học trò đoạt giải Ba cuộc thi Intel ISEF tại Mỹ
- 17/05/2017 09:38 - Robot phẫu thuật cấy ốc tai
- 16/05/2017 11:28 - ROBOT DẠY TRẺ - Ý tưởng không tồi
- 19/04/2017 11:33 - ROBOCON 2017 - 16 năm chưa hết nóng
- 20/03/2017 16:00 - Robot in 3D được lập trình
- 20/03/2017 15:24 - Flippy - Robot phụ bếp
- 20/03/2017 15:16 - WellPoint có thể trở thành "y tá" tự động trong tương lai
- 20/03/2017 14:59 - "Hello Robot” - Cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại
- 01/04/2016 02:12 - Tương lai Nào cho bệnh viện không bác sĩ?
- 31/03/2016 09:17 - Robot đã và đang cướp đi việc làm của chúng ta
- 30/03/2016 13:33 - Quốc gia nào sở hữu nhiều robot nhất thế giới?
- 27/03/2016 07:44 - Thế hệ mới nhất của khung xương giúp người tàn tật đi lại trên đôi chân của chính mình
- 30/01/2016 03:41 - Robot điều khiển bằng mắt công nghệ mới cho người khuyết tật
- 30/01/2016 03:00 - Quà tặng Robot cho năm mới 2016
- 28/12/2015 06:54 - ROBOTHON Quốc tế 2015 Việt Nam xuất sắc giành 26/54 giải thưởng