Với mục tiêu tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy quá trình tiềm lực phát triển khoa học công nghệ, thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động đạt hiệu quả, ngày 20/12/2016, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Khu CNC Hòa Lạc) đã tổ chức Hội nghị đầu tư năm 2016. Hội nghị tập trung bàn nhiều về nhu cầu, các cơ chế chính sách mà Khu CNC Hoà Lạc mang lại. Bên thềm Hội nghị, phóng viên Tạp chí Tự động hoá ngày nay đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban quản lý Khu CNC Hoà Lạc xoay quanh vấn đề trên.
Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc
PV: Thưa ông, ông có thể cho biết những bước tiến mà Khu công nghệ cao Hòa Lạc mang lại hiện nay?
Ông Phạm Đại Dương: Năm 2016, với chủ đề “Hội nghị đầu tư”, Khu CNC Hòa Lạc muốn chuyển thông điệp tới các doanh nghiệp rằng chúng tôi đã sẵn sàng tích mọi điều kiện để thu hút các dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao.
Về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, hoạt động xã hội cơ bản hiện nay đã được đáp ứng. Theo kế hoạch, đến hết năm 2018 đầu năm 2019 dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Khu CNC Hòa Lạc bằng nguồn vốn ODA sẽ được hoàn thành. Như vậy, tại thời điểm đó, Khu CNC Hòa Lạc chính thức sẽ trở thành một Khu CNC có tầm vóc, trở thành một thành phố thông minh với môi trường đầu tư thuận lợi nhất.
Năm 2016 là năm khởi đầu cho chương trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc với mong muốn thu hút những dự án đầu tư mang tầm vóc lớn đóng vai trò phát triển khoa học công nghệ của quốc gia. Tại đây các dự án về sản xuất, sản phẩm công nghệ cao, phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ được triển khai.
Khu hỗn hợp tại Khu CNC Hòa Lạc
PV: Để có được những bước tiến đó, Khu CNC Hòa Lạc đã trải qua những khó khăn gì?
Ông Phạm Đại Dương: Trải qua một thời gian dài chúng tôi gặp phải những khó khăn từ công tác giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng chính sách ưu đãi, thẩm quyền của ban quản lý, quản lý nhà nước tại Khu CNC Hòa Lạc. Đến nay những vấn đề cơ bản đó đã được giải quyết. Vấn đề còn lại là, Ban quản lý làm sao có một đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên nghiệp nhất để phục vụ các nhà đầu tư.
PV: Vấn đề đặt ra bây giờ là nhân lực chất lượng cao. Vậy Ban quản lý sẽ giải quyết như thế nào hay có sự hỗ trợ nào từ Chính phủ?
Ông Phạm Đại Dương: Trong quy hoạch của Khu CNC Hòa Lạc dành ra 200 ha để xây dựng các trường đại học, các cơ sở đào tạo. Hiện nay, khu giáo dục đào tạo đã được lấp đầy bởi các nhà đầu tư, trong đó có 3 trường đại học lớn như Đại học FPT, Đại học Việt Nhật, Đại học Khoa học công nghệ Hà Nội. Riêng Đại học Khoa học công nghệ Hà Nội sử dụng vốn vay của Chính phủ Pháp và Ngân hàng ADB.
Do vậy chúng tôi khẳng định rằng, nguồn nhân lực công nghệ cao là hoàn toàn có thể đáp ứng được.
PV: Khu CNC đã đáp ứng được những yêu cầu gì để thu hút các nhà đầu tư, thưa ông?
Ông Phạm Đại Dương: Kinh nghiệm của các Khu CNC nói chung và trên thực tế các nhà đầu tư luôn quan tâm tới môi trường đầu tư tại khu công nghệ cao. Để có một Khu CNC thành công thì cần phải có các yếu tố quan trọng như:
Một là, vị trí thuận lợi: hiện nay, hệ thống đường giao thông từ Thủ đô lên tới sân bay, bến cảng... rất thuận lợi. Chúng tôi đang làm việc với Thành phố Hà Nội để tăng cường chuyến xe bus và xe bus nhanh từ Thủ đô Hà Nội đến các Khu CNC.
Hai là, cơ sở hạ tầng: Việc quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập quy hoạch và cho vay nguồn vốn ưu đãi để phát triển.
Ba là, cơ chế chính sách: cơ chế chính sách đang trình chính phủ để ban hành quy định về cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư.
Bốn là, nguồn nhân lực: các trường Đại học quốc gia, Đại học Việt Nhật... đã lên Khu CNC để đảm bảo nguồn cung ứng nhân lực.
Năm là, sự chuyên nghiệp của bộ máy: đây là yếu tố quan trọng nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư của các dự án.
Khách tham quan tại triển lãm Khu CNC
PV: Là dự án trọng điểm của Thành phố Hà Nội cũng như là một trong những dự án của Chính phủ. Vậy Khu CNC đã nhận được những chính sách nào của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội?
Ông Phạm Đại Dương: Là Khu CNC đầu tiên của Việt Nam, với một mô hình tương đối đặc biệt. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 3 Khu CNC tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Chính phủ luôn dành ưu đãi cao nhất trong luật pháp Việt Nam để ưu đãi cho sự phát triển của Khu CNC. Đối với công tác quản lý nhà nước cũng là một mô hình mới, Chính phủ cũng ban hành và chuẩn bị ban hành một số điều kiện để giao thẩm quyền thuận lợi nhất cho các ban quản lý công nghệ cao trong đó có CNC Hòa Lạc để điều hành quản lý, thực hiện quản lý nhà nước đảm bảo nhất.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hương Duyên (Thực hiện)
Theo Tạp chí Tự động hoá ngày nay số 191+192 (tháng 1+2/2017)
Năm 2016, Ban Quản lý Khu CNC Hoà Lạc đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 09 dự án trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu CNC, cung cấp dịch vụ,... với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.330 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD) trên tổng diện tích 15,23 ha, nâng tổng số dự án tại Khu CNC Hoà Lạc lên con số 78 với tổng vốn đầu tư đăng ký 60.019 tỷ đồng (tương đương gần 3 tỷ USD) trên tổng diện tích 348 ha, trong đó có 36 dự án đang hoạt động với trên 10.000 người đang làm việc và học tập trong Khu CNC Hoà Lạc. Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu với quy mô lớn, theo mô hình tiên tiến được Chính phủ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp hỗ trợ đã và đang được triển khai xây dựng tại đây. Các dự án của các doanh nghiệp CNC của nước ngoài và các Tập đoàn lớn trong nước (như VNPT, Viettel,...) đã đi vào hoạt động và đã có những đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế đất nước. Đây là những kết quả ban đầu đáng khích lệ để xây dựng và phát triển Khu CNC Hoà Lạc trên cơ sở 4 nền tảng của một khu vực phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. |
- 14/09/2017 22:21 - Thị trường lao động Việt Nam dưới tác động của CMCN 4.0
- 19/07/2017 13:23 - Hiểu đúng và chọn bước đi phù hợp trong “cơn bão” cách mạng công nghiệp 4.0
- 18/07/2017 10:55 - Có nên làm sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp 4.0 theo phong trào?
- 20/06/2017 11:23 - ICT trong xây dựng đô thị thông minh
- 20/06/2017 11:15 - Sớm chuẩn bị chính sách và sẵn sàng phổ tần số cho 5G
- 20/06/2017 11:06 - Định hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao
- 16/05/2017 11:13 - VCCA 2017: Điều khiển và Tự động hóa hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- 15/05/2017 15:21 - Bộ môn Tự động hóa công nghiệp: Bước tiếp chặng đường 55 năm trong thời cơ và thách thức mới
- 21/04/2017 08:06 - Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN
- 18/03/2017 10:53 - “Bà lão” đam mê nghiên cứu khoa học
- 29/12/2016 02:15 - Mục tiêu của trường nghề phải hướng đến phát triển trí tuệ thông qua kỹ năng
- 29/12/2016 02:02 - Nhiều bất cập trong vấn đề nhân lực khoa học và công nghệ
- 17/11/2016 16:11 - Tấm bằng đại học sẽ không đủ để tồn tại trong nền cách mạng công nghiệp 4.0
- 17/11/2016 16:03 - Gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp: Lợi ích và trách nhiệm
- 17/11/2016 15:56 - Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
- 21/09/2016 00:00 - Tọa đàm về “Hội có quyền lực” Tạo nguồn tài chính cho các đề tài nghiên cứu KHCN
- 08/09/2016 09:23 - Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguy cơ “thua trắng" của đại học truyền thống
- 26/08/2016 10:22 - Đào tạo nguồn nhân lực Tự động hóa: Chiến lược phát triển nhân lực của VAA
- 23/08/2016 09:11 - Hội Tự động hóa Việt Nam thay đổi để phát triển
- 26/04/2016 03:32 - Tạp chí Tự động hóa Ngày nay với Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa